Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
May 2024
SunMonTueWedThuFriSat
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031 

Calendar Calendar

Liện Hệ

 dailongcomputer_printer

Thống Kê
Hiện có 6 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 6 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 627 người, vào ngày Sat Dec 11, 2010 9:11 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 3728 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: khongluibuoc882

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 404 in 379 subjects
Kho Phần Mềm
Những dịch Vụ Wan Thông Dụng Logo15
Gallery


Những dịch Vụ Wan Thông Dụng Empty

Những dịch Vụ Wan Thông Dụng

Go down

Những dịch Vụ Wan Thông Dụng Empty Những dịch Vụ Wan Thông Dụng

Bài gửi by Admin Mon Jun 07, 2010 9:12 am

1 Giới
thiệu



Ngày nay network đã trở thành
một một phần trong cuộc sống hằng ngày của
rất nhiều người, chúng ta (dân network) sử dụng
network cho giải trí, khai thác network cho công việc, kinh doanh,
kiếm tiền trên network...Chính vì sự phổ biến và
phát triển rất nhanh của network làm cho chúng ta có điều
kiện tiếp cận các công nghệ mới, hiện
đại và giá thành rẻ hơn. Nhưng cũng chính vì vậy
mà có rất nhiều khái niệm rất cơ bản về
network mà chúng ta chưa hiểu rõ và đúng về nó.


Trong bài viết
này em sẽ trình bày các khái niệm về dịch vụ truyền
dữ liệu WAN như Internet, site-to-site, xDSL, Fiber, Leased
line, VPN, Megawan. Bài viết dựa trên kiến
thức hạn hẹp của em và các tài liệu tham khảo
từ internet và chỉ dừng lại tại mức độ
người sử dụng dịch vụ, không đi sâu vào
chi tiết kỹ thuật. Tất nhiên
bài viết không thể tránh khỏi các sai sót, các bác thảo
luận thêm.



Bài viết có tham khảo và
trích đoạn từ các site:


http://www.vnpt.com.vn


http://vdc.com.vn


http://www.hcmtelecom.vn


http://vi.wikipedia.org


http://www.tapchibcvt.gov.vn





2 Khái niệm
LAN (Local Area Network)



Từ những những ngày
đầu phát triển Network, vì những giới hạn về
công nghệ và để giảm giá thành nên người ta sử
dụng dây dẫn kim loại và tín hiệu
điện để truyền dữ liệu giữa các
thiết bị. Các bạn đã biết, tín diệu điện
khi truyền trên dây dẫn kim loại luôn
có hiện tượng suy giảm nên các thiết bị mạng
chỉ có thể truyên tín hiệu chính xác trong một khoảng
cách nhất định. Tất nhiên người ta có thể
chế tạo các thiết bị truyền tín hiệu với
khoảng cách hàng chục thậm chí hàng trăm kilomet! Nhưng
điều này có thực sự cần thiết
không vì làm như vậy thì các thiết bị mạng sẽ
rất đắt tiền. Thực tế tại thời
điểm đó hoàn toàn không có nhu cầu này (nối các PC
cách xa hàng trăm Km). Vậy khoảng cách bao
xa là đủ? Đây là một câu hỏi
không thể trả lời chính xác được mà chỉ
có thể trả lời bằng nhu cầu thực tế.



Khi
các thiết bị sẽ được bố trí trong một
tòa nhà vậy khoảng cách tối đa 200m có đủ
không? -trả lời đủ với tòa nhà không quá lớn




Vậy
khi có nhu cầu lớn hơn thì sao? trả
lời vậy thì 500m?




người ta đã đưa ra nhiều loại thiết
bị mạng có chuẩn gửi dữ liệu khác nhau
(10base2_khoảng cách tối đa 185m hay 10base5_khoảng cách
tối đa 500m...). Tuy nhiên, trên thực tế với chều
dài 200m cũng khá lớn (lớn hơn tòa nhà cao nhất Sài
Gòn ngày nay!) và đủ dùng cho hầu hết các trường
hợp nên chuẩn 10base5 đã đi vào quá khứ.



Ngày nay chúng ta vẫn dùng phổ
biến cable UTP cho mạng nội bộ. Chuẩn 10baseT,
100baseT cũng có giới hạn khoảng cách từ PC đến
SW/HUB là 100m hoặc dùng các AP thông thường cho wireless cũng
nằm trong khoảng cách này.


Mạng LAN có thể hiểu
là một hệ thống mạng với các thiết bị
nằm trong một khoảng cách giới hạn (vài trăm
mét) và các thiết bị truyền dữ liệu trong mạng
LAN thuộc về Cty/cá nhân sở hữu mạng LAN đó!





3 Khái niệm
WAN (Wide Area Network)



Lợi ích lớn nhất của
network chính là việc tiết
kiệm thời gian gửi dữ liệu, với hệ thống
mạng LAN đang có thì chúng ta có thể tiết kiệm thời
gian khi gửi dữ liệu giữa các thiết bị “gần”
nhau. Nhưng trong trường hợp Cty của bạn cho
2 chi nhánh ở Sài Gòn và Hà Nội thì việc gửi dữ
liệu giữa các chi nhánh này vẫn phải dùng dịch vụ
bưu chính truyền thống!


Nhu cầu cấp thiết là
xây dụng một hệ thống mạng nối các thành phố
lớn với nhau và dần dần là nối cả thế
giới với nhau, muốn vậy người ta phải
cho ra đời các thiết bị hoàn toàn mới, có khả
năng gửi dữ liệu với khoảng cách từ xa
cho đến rất xa, có thể vài Km đến vài
trăm Km hay đến cả một vòng trái đất.
Nói chung các thiết bị này có thể gửi
dữ liệu xa hơn nhiều lần các thiết bị
LAN. Các thiết bị này gọi là thiếtbị WAN.


Quay lại với trường
hợp Cty bạn có 2 chi nhánh ở Sài Gòn và Hà Nội thì Cty
bạn có phải mua hơn 1700 Km dây và hàng đống các
thiết bị WAN để nối mạng không? Chắc chắn là một Cty
bình thường sẽ
không bao giờ có đủ chi phí để thực hiện
việc này. Nó quá khó và tốn kém thế
nên tốt hơn là chúng ta nên đi thuê. Và
từ nhu cầu này đã hình thành các Cty chuyên đầu
tư cơ sở hạ tầng. Họ đầu
tư với chi phí rất lớn và thu lợi
bằng cách cho các Cty khác thuê lại cơ sở hạ tầng
mạng. Các Cty cho thuê gọi là ISP (Internet
Services Provider) các Cty thuê là khách hàng, chính là chúng ta, người
sử dụng dịch vụ. Mạng WAN khác mạng
LAN ở chỗ chúng ta đi thuê cơ sở hạng tầng
mạng từ ISP còn mạng LAN thì chúng ta tự đầu
tư.


Khi sử dụng
dịch vụ WAN, có hai khái niệm cần phân biệt là và
SITE-to-SITEINTERNET.





3.1
SITE-to-SITE Truyền thống:




Trong trường hợp
trên, khi một Cty có hai hoặc nhiều chi nhánh cách xa nhau và
cần nối mạng với nhau, lúc đó ta sử dụng
cơ sở hạ tầng mạng của ISP để gửi
dữ liệu giữa các chi nhánh, dịch vụ này gọi
chung là site-to-site.
Dịch vụ site-to-site mang tính chất riêng tư (private),
các thiết bị mạng trong trường hợp này
đề sử dụng các dãy địa
chỉ private
và chỉ có các thiết bị giữa các
site liên lạc được với nhau mà thôi. Tùy theo
nhu cầu của khách hàng, ISP đưa
ra kỹ thuật-dịch vụ khác nhau với giá thành/chất
lượng khác nhau để khách hàng lựa chọn.






3.1.1 Dịch vụ kênh thuê riêng (Leased
Line)



Dịch vụ kênh thuê riêng là dịch
vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng để
kết nối và truyền thông tin giữa các thiết bị
đầu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn
thông dùng riêng của khách hàng tại hai địa điểm
cố định khác nhau.


Các đặc điểm của
Dịch vụ kênh thuê riêng:



Tính
bảo mật,
và tính sẵn sàng cao (do không phải chia sẻ đường
truyền)




Chi
phí thuê sử dụng dịch vụ cố định hàng
tháng.




Toàn
quyền sử dụng kênh liên lạc liên tục 24 giờ/ngày,
7 ngày/tuần.




Chất
lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế




Truyền
dẫn theo thời gian thực, không bị trễ




Tốc
độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.



Nhược
điểm lớn nhất của Dịch vụ kênh thuê
riêng là đắt tiền.
do chính khiến
cho Dịch vụ kênh thuê riêng rất đắt là mỗi
khách hành sử dụng một kênh truyền riêng, không chia sẻ
với các khách hàng khác và hầu như tất cả các
khách hàng đều không thể khai thác hết công suất
kênh thuê bao riêng.







3.1.2 Frame relay (Packet switching)


Với nhu cầu
ngày càng
lớn của các khách hàng cần một kết nối
site-to-site giá rẻ hơn leased line, người ta
đưa ra một kỹ thuật được gọi
là Packet switching. ISP cho các khách hàng dùng chung cơ sở hạ
tầng mạng để gửi dữ liệu, để
phân loại dữ liệu của các khách hàng, phía ISP sẽ
đánh số vào các gói tin cho mỗi khách hàng khác nhau, sau
đó dựa vào số này (DLCI) ISP sẽ gửi các gói tin
đến site mà khách hàng cần kết nối. Với cách này
phía ISP sẽ khai thác công suất của
cơ sở hạ tầng mạng hiệu quả hơn
và kết quả là các khách hàng có một dịch vụ
site-to-site rẻ hơn leased-line. Frame-relay
là một trong các chuẩn sử dụng kỹ thuật
packet switching.



Frame Relay là dịch vụ truyền
số liệu mạng diện rộng liệu theo phương thức
chuyển mạch
khung với tốc độ cao, tạo ra băng thông lớn
thích hợp với các ứng dụng phức tạp
đòi hỏi tốc độ lớn và dung lượng
truyền tin cao. Frame Relay thích hợp cho các khách hàng có nhu cầu
kết nối các mạng diện rộng và sử dụng
các ứng dụng riêng với tốc độ kết
nối cao (băng thông tối đa là 44,736 Mbit/s) và phục
vụ cho các ứng dụng phức tạp như tiếng
nói, âm thanh, hình ảnh.


Lợi ích
mang lại cho khách hàng:




Frame
Relay đảm bảo chất lượng dịch vụ
cung cấp, tiết kiệm chi phí về thiết bị,
chi phí sử dụng. Đơn giản, tiết kiệm,
linh hoạt trong nâng cấp, Frame Relay nâng cao hiệu quả
sử dụng mạng và phạm vi cung cấp
dịch vụ rộng.




Frame
Relay đảm bảo chất lượng dịch vụ
cung cấp: Bằng khả năng cung cấp tốc độ
truyền thông cam kết CIR (Commited Information Rate – Tốc
độ truyền thông dữ liệu tối thiểu
được cam kết bởi nhà cung cấp dịch vụ),
Frame Relay cho phép khách hàng đảm bảo và kiểm soát chất
lượng dịch được cung cấp.




Tiết
kiệm chi phí về thiết bị: Cho phép thiết lập
nhiều đường kết nối ảo thông qua một
kênh vật lý duy nhất, điều này làm giảm thiểu
chi phí thiết bị so với hệ thống mạng dùng
các kênh kết nối trực tiếp




Tiết
kiệm chi phí sử dụng




Với
nhiều tốc độ CIR cung cấp khách hàng hoàn toàn có
thể điều chỉnh chi phí sử dụng mạng
thích hợp nhất với nhu cầu trao đổi dữ
liệu của mình.




Đơn
giản, tiết kiệm, linh hoạt trong nâng cấp




Frame
Relay nâng cao hiệu quả sử dụng mạng: Frame Relay
cho phép tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau sử dụng
các công nghệ truyền thông khác nhau trên một mạng
lưới duy nhất (Voice, Data, Video,...).
Frame Relay hỗ trợ khả năng tích hợp và
tương thích với các tiêu chuẩn kỹ thuật khác
nhau(X25, TCP/IP, SNA, ATM....)




Cung
cấp khả năng quản lý mạng và bảo mật
an toàn mạng lưới




Phạm
vi cung cấp dịch vụ rộng, giao
dịch cung cấp dịch vụ trên toàn quốc.




Khả
năng sử dụng dịch vụ: Trong nước và quốc
tế



Nhược
điểm so với leased-line là độ bảo mật
kém hơn và tốc độ truyền dữ liệu
được giới hạn trong một khoảng min và
max chứ không cố định như leased-line.








3.1.3
Dịch vụ quay số điện thoại (PSTN)



Trong một số trường
hợp các site nằm trong các khu vực không thể tiếp
cận với cơ sở hạ tầng của ISP (vùng
sâu, vùng xa…) thì ta có thể dùng đường truyền
điện thoại để gửi dữ liệu. Vì
đường truyên điện thoại PSTN chỉ có khả
năng gửi tín hiệu âm thanh do đó tại các site phải
có các thiết bị chuyển đổi tín hiệu số
thành tín hiệu âm thanh và ngược lại. Việc
chuyển đổi này không thể thực hiện với
tốc độ cao được vì đường truyền
điện thoại có chất lượng âm thanh khá thấp.
Hoạt động của các thiết bị
này (modem) bị giới hạn ở mức 56Kbps. Với tốc
độ này nên ngày nay chúng ta ít sử dụng kiểu quay
số điện thoại cho việc gửi dữ liệu.





3.2
INTERNET



Là một hệ thống mạng
toàn cầu, mang tính chất công cộng (public), các tài nguyên
được chia sẻ và dùng chung. Để có được kết nối internet
chúng ta cần một đường
truyền vật lý từ nhà hoặc VP Cty kết nối
đến trụ sở ISP
. Khoảng cách này thông
thường không quá xa (khoảng vài Km) nhưng cũng
vượt quá tầm hoạt động của thiết
bị LAN do đó vẫn phải dùng các thiết bị WAN.
Để phổ cập internet nên các thiết bị dùng
để kết nối INTERNET phải có giá thành hợp lý



Các
dịch vụ internet thông dụng: (Trong phần này Em lấy
các dịch vụ của VNN để làm ví dụ)






3.2.1 INTERNET thông qua đường truyền
điện thoại PSTN



Giống trong trường hợp
3.1.3, chúng ta có thể dùng line điện thoại để
gửi dữ liệu từ VP, nhà đến trụ sở
ISP, tại ISP họ có các đường truyền chuyên dụng
để hòa mạng quốc tế, gọi là các cổng
internet.


Ưu điểm: Rẻ,
đáp ứng được tại bất cứ nơi
nào có đường truyền điện thoại cố
định


Nhược điểm: vì phải
chuyển đổi qua tín hiệu âm thanh và gửi trên
đường truyền điện thoại nên tốc
độ chậm (56Kbps)





3.2.2 Dịch vụ Internet trực tiếp
(leased
line
internet
)



Trong trường
hợp cần một đường truyền internet tốc
độ cao và ổn định thì chúng ta có thể sử
dụng các thiết bị như mục 3.1.1.
Các thiết bị này dùng để kết nối
từ VP Cty đến ISP, trường hợp này gọi
là leased-line internet.


Ưu điểm:



Tốc
độ không giới hạn: Kết nối Internet trên
đường truyền cáp quang hoặc cáp đồng, với
tốc độ từ 64Kbps tới hàng chục Gbps




Riêng
biệt & trực tiếp: Kết nối trực tiếp
vào cổng Internet quốc gia bằng kênh riêng vật lý, hoàn
toàn không còn trễ và nghẽn mạng.




Rất
ổn định: Với công nghệ đối xứng
cho cả upload và download sẽ cho phép kết nối Internet
liên tục và thông suốt 24/24




Bảo
mật: Kênh truyền dẫn riêng biệt sẽ giúp giảm
thiểu các tấn công và xâm nhập vào mạng dữ liệu
của bạn qua Internet.




Linh
hoạt về băng thông trong nước và quốc tế:
Ngoài việc kết nối Internet ra cổng quốc tế
như cam kết, khách hàng có thể truy nhập Internet trong
nước với mọi tốc độ, tùy thuộc
yêu cầu của khách hàng.



Nhược điểm giống
như 3.1.1 là rất đắt
tiền






3.2.3 Dịch vụ X_DSL:



Vậy để có thể kết
nối vào hệ thống mạng internet, các khách hàng chỉ
cần đườn truyền vật lý nối từ VP
đến trụ sở ISP, khoảng cách này thông thường
khoảng vài Km. Nếu dùng dịch vụ 3.2.1 thì tốc độ truyền
dữ liệu
quá chậm còn dùng d/v 3.2.2
thì quá đắt! Với nhu cầu ngày càng nhiều
nên người ta phát triển các công nghệ mới.
Trên đường truyền điện thoại, tín hiệu
thoại được gửi dưới dạng sóng
analog, với kỹ thuật mới, người ta có thể
gửi cùng trên một line điện thoại một dạng
tín hiệu digital khác, kỹ thuật này gọi là DSL (Digital
Subcriber Line
)


Với công
nghệ X_DSL, các ISP đã có được một cách phân
phối internet đến các khách hàng với chi phí thấp. Tất nhiên
công nghệ DSL chỉ có thể gửi dữ liệu trong
phạm vi vài Km nên không thể ứng dụng
trong trường hợp kết nối site-to-site với
khoảng cách đến hàng ngàn Km.






3.2.4 Cáp quang (fiber):


Công nghệ
ngày càng phát triển, người ta ngày càng không hài lòng với
những gì đang có. Do việc sử
dụng cable
đồng còn nhiều nhược điểm (suy giảm
tín hiệu, nhiễu, sét đánh…) người ta phát triển
công nghệ cáp quang với các đặc điểm:




Internet
FTTH(FTTH- Fiber to the home) là dịch vụ truy
cập Internet hiện đại nhất với đường
truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang đến địa
chỉ thuê bao.




Mạng
cáp quang được đưa đến địa chỉ
thuê bao giúp khách hàng sử dụng được đa dịch
vụ trên mạng viễn thông chất lượng cao, kể
cả dịch vụ truyền hình giải trí.




Internet
FTTH thích hợp cho khách hàng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.




Đường
truyền có tốc độ ổn định; tốc
độ truy cập Internet cao.




Không
bị suy hao tín hiệu bởi nhiễu điện từ,
thời tiết hay chiều dài cáp.




An
toàn cho thiết bị, không sợ sét đánh lan
truyền trên đường dây.




Nâng
cấp băng thông dễ dàng mà không cần kéo cáp mới.






3.3
SITE-to-SITE
“biến thể” ít ngon nhưng bổ, rẻ!!!







3.3.1
VPN: (Rẻ nhất, ít ngon nhất, bổ tùy theo
trường hợp)



Nếu Cty Bạn có 2 site và mỗi
site đã có đường truyền internet (ADSL) thì các thiết
bị tại các site chỉ có thể truy xuất trực
tiếp đến các Host trên internet (các host có địa chỉ
public) mà thôi mặc dù xét về đường truyền vật
lý thì các host đề có liên kết với nhau. Vấn
đề nằm ở chỗ các thiết bị trong mạng
LAN được đặt IP Private còn
các thiết bị internet chỉ làm việc với địa
chỉ Public. Chúng ta có thể tận dụng mạng internet
(giá rẻ) để gửi dữ liệu riêng giữa các
site bằng cách yêu cầu các router kết nối internet của
2 site “bắt tay” với nhau để chuyển giao dữ
liệu mạng nội bộ thông qua vỏ bọc là địa
chỉ public của chính các router đó. Kỹ thuật này gọi
là VPN (Virtual Private Network)


Vì chẳng có một
đơn vị nào đứng ra bảo đảm cho VPN
hoạt động thông suốt nên độ tin cậy của
VPN trong trường hợp này bằng không! Khả
năng bảo mật cũng là vấn đề lớn
nhưng ưu điểm lớn nhất là ta chỉ phải
trả chi phí cho kết nối internet mà thôi, việc gửi
dữ liệu giữa các site cũng tương tự việc
gửi dữ liệu từ mạng LAN đến một
thiết bị trên internet.






3.3.2
VPN có bảo kê: (Ngon hơn, giá vừa phải, bổ tùy theo
trường hợp)



Khi các ISP đầu tư
cơ sở hạ tầng mạng thì họ luôn nghĩ
cách khai thác tối đa để thu lợi.
Trong khi đó, nhu cầu nối mạng giữa các chi nhánh
trong Cty (site-to-site) không ngừng tăng lên, leased-line
site-to-site và frame-relay chưa tận dụng hết hiệu
suất cơ sở hạ tầng mạng, do đó ISP
đưa ra dịch vụ mới (trên nền ý tưởng
cũ là packet switching). Các chi nhánh trong Cty Bạn sẽ có một
đường truyền tới ISP theo công nghệ giá rẻ
X_DSL, nhưng dữ liệu của các chi nhánh này sẽ
được ISP dẫn đường trên các thiết bị
của họ để gửi đến các chi nhánh khác chứ
không đi ra internet rồi mới tới các chi nhánh như 3.3.1 Việc
gửi dữ liệu
này do ISP kiểm soát nên họ có thể điều khiển
tốc độ gửi và có vẻ an toàn hơn 3.3.1. Để
gửi và nhận dữ liệu với tốc độ bằng
nhau, người ta thường dùng chuần SH_DSL. Với
nhà cung cấp dịch vụ VNN, dịch vụ này có tên
thương mại là MEGAWAN
Công nghệ gửi các gói tin trong trường hợp này
thường được các ISP quảng bá nhiều do mục
đích cạnh tranh trong kinh doanh. MPLS là thuật
ngữ viết tắt cho Multi-Protocol Label Switching (chuyển
mạch nhãn đa giao thức). Nguyên tắc
cơ bản của MPLS là thay đổi các thiết bị
lớp 2 trong mạng như các thiết bị chuyển mạch
ATM thành các LSR (label-switching router-Bộ định tuyến
chuyển mạch nhãn). LSR có thể
được xem như một sự kết hợp giữa
hệ thống chuyển mạch ATM với các bộ định
tuyến truyền thống. Xem
thêm MPLS






4 Lời kết


Khi nói đến
dịch
vụ WAN, có hai nhu cầu các bạn cần tách biệt rõ
vì chúng khác nhau hoàn toàn là SITE-to-SITE
INTERNET






Site-to-site:
mang
tính chất private, các thiết bị được gán
địa chỉ private và liên lạc nội bộ với
nhau. Trường hợp này được
dùng nhiều trong các Cty có nhiều chi nhánh (site) cần kết
nối với nhau.





·
Nếu
dữ liệu Cty bạn rất quan trọng và nhạy cảm
thì sự lựa chọn dịch vụ kết nối cũng
như nhà cung cấp dịch vụ cũng quan trọng
không kém. Các trường hợp này yếu tố giá thành
thường được xếp sau các yếu tố về
bảo mật(secure) và độ tin cậy
(reliability). Dịch vụ 3.1.1
Dịch vụ kênh thuê riêng
là sự lựa chọn trong
trường hợp này. Dữ liệu của Cty bạn sẽ
được gửi thông qua kênh truyền riêng và
được sự bảo đảm của ISP.






·
Dịch
vụ 3.1.2 Frame relay là sự
lựa chọn tiếp theo với giá
thành rẻ hơn tất nhiên dịch vụ này có chất
lượng thấp hơn (băng thông không cố định)
tuy nhiên về mặt bảo mật thì dịch vụ này vẫn
đáp ứng tốt. Trên thực tế 3.1.2 không tạo được khoảng
cách lớn
về giá thành với 3.1.1






·
Với
các Cty cần một đường truyền site-to-site rẻ
hơn, chúng ta có thể dùng 3.3.2
giá rẻ và được sự bảo đảm của
ISP. Về lý thuyết thì tỷ lệ chất lượng/giá
thành thì 3.3.2 là tối
ưu. Công nghệ này tận dụng tối đa cơ sở
hạ tầng mạng và ISP điều tiết việc gửi
dữ liệu. Tuy nhiên việc dùng chung
cơ sở hạ tầng mạng với các thuê bao internet
thì vấn đề bảo mật lại trở thành
điểm yếu.






Các dịch vụ
trên, thông thường phía ISP sẽ hỗ trợ việc
setup các thiết bị đầu cuối trong trường
hợp bạn yêu cầu. ISP sẽ giải quyết
các vấn đề trục trặc kỹ thuật của
đường truyền trong thời gian sớm nhất
(tùy theo cam kết của ISP).





·
3.3.1 Chỉ nên
dùng trong trường hợp dữ liệu không đòi
hỏi tính bảo mật quá cao. Việc hoạt
động thông suốt của 3.3.1 hoàn toàn phụ
thuộc vào hệ thống mạng internet. Việc bảo
mật dữ liệu cũng hoàn toàn thuộc trách nhiệm
của khách hàng. Trong thực tế vẫn chưa có
trường hợp nào được báo cáo là các thuật
toán dùng đễ mã hóa dữ liệu của VPN đã
bị phá.





Internet:
mang
tính chất công cộng (public), các thiết bị được
gán địa chỉ public, chúng có thể trao đổi dữ
liệu với bất cứ thiết bị nào khác trên
internet. Cũng giống trường hợp site-to-site





·
Nếu
mục đích kết nối internet của các bạn là thực
sự quan trọng, cần một kết nối ổn
định, chất lượng cao và không quan tâm nhiều
đến giá thành thì 3.2.2 Dịch
vụ Internet trực tiếp
là sự lựa chọn của
bạn. Dịch vụ này sẽ cho bạn gửi dữ liệu
trực tiếp đến cổng internet với tốc
độ cam kết của ISP.






·
Phần
lớn nhu cầu kết nối internet thường
được dùng cho cá nhân với nhu cầu không quá cao về
chất lượng, chúng ta có nhiều lựa chọn khác
với chi phí phù hợp hơn. 3.2.3
Dịch vụ X_DSL

Có thể nói là dịch vụ phổ biến nhất hiện
nay với các ưu điểm về giá thành và chất
lượng khá tốt.






·
Dịch
vụ 3.2.4 Cáp quang là công nghệ
mới hơn, phù hợp với các khách hàng có nhu cầu cao
hơn 3.2.3 nhưng không kham
nổi chi phí của 3.2.2






·
Các
dịch vụ 3.2.3 3.2.4 đều sử dụng
chung cơ sở hạ tầng mạng
của ISP và băng thông đến các host quốc tế bị
chia sẻ với các khách hàng khác.





Cảm
ơn các Bác đã đọc bài và cùng trao đổi.
Admin
Admin
Ban Quản Trị
Ban Quản Trị

Dog
Tổng số bài gửi : 993
Số Điễm : 2909
Join date : 18/08/2009
Age : 41
Đến từ : Quảng Ngãi

https://dailong.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết