Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
March 2024
SunMonTueWedThuFriSat
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31      

Calendar Calendar

Liện Hệ

 dailongcomputer_printer

Thống Kê
Hiện có 7 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 7 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 627 người, vào ngày Sat Dec 11, 2010 9:11 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 3728 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: khongluibuoc882

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 404 in 379 subjects
Kho Phần Mềm
Kiến thức cơ bản về Network Logo15
Gallery


Kiến thức cơ bản về Network Empty

Kiến thức cơ bản về Network

Go down

Kiến thức cơ bản về Network Empty Kiến thức cơ bản về Network

Bài gửi by Admin Thu Mar 04, 2010 2:10 pm

Kiến thức cơ bản về
Network








Trong loạt bài này chúng ta sẽ bắt đầu hoàn toàn với nội dung cơ bản
về mạng máy tính và hướng tới xây dựng một mạng thiết thực. Mở đầu là
một số thảo luận về một số thành phần mạng khác nhau và chức năng của
chúng.

Bạn đã từng thấy nhiều bài viết hướng đến mục đích dành cho các quản trị
viên, những người ít nhất có một số kinh nghiệm nào đó. Còn ở đây sẽ
chỉ là những phần cơ sở nhất hướng đến đối tượng là những người mới bắt
đầu làm quen với mạng. Trong bài đầu tiên này chúng ta sẽ thảo luận một
số thiết bị mạng khác nhau và khả năng làm được những gì của chúng.

Phần 1 : Network Adapter (Bộ điều hợp mạng)

Thành phần đầu tiên nên đề cập tới trong số các thiết bị phần cứng mạng
là bộ điều hợp mạng (network adapter). Thiết bị này còn được biết đến
với nhiều tên khác nhau như network card (card mạng), Network Interface
Card (card giao diện mạng), NIC. Tất cả đều là thuật ngữ chung của cùng
một thiết bị phần cứng. Công việc của card mạng là gắn một cách vật lý
máy tính để nó có thể tham gia hoạt động truyền thông trong mạng đó.

Điều đầu tiên bạn cần biết đến khi nói về card mạng là nó phải được ghép
nối phù hợp với phương tiện truyền đạt mạng (network medium). Network
medium chính là kiểu cáp dùng trên mạng. Các mạng không dây là một mảng
khác và sẽ được thảo luận chi tiết trong một bài riêng sau.

Để card mạng ghép nối phù hợp với phương tiện truyền đạt mạng là một vấn
đề thực sự vì chúng đòi hỏi phải đáp ứng được lượng lớn tiêu chuẩn cạnh
tranh bắt buộc. Chẳng hạn, trước khi xây dựng một mạng và bắt đầu mua
card mạng, dây cáp, bạn phải quyết định xem liệu nên dùng Ethernet,
Ethernet đồng trục, Token Ring, Arcnet hay một tiêu chuẩn mạng nào khác.
Mỗi tiêu chuẩn mạng có độ dài và nhược điểm riêng. Phác hoạ ra cái nào
phù hợp nhất với tổ chức mình là điều hết sức quan trọng.

Ngày nay, hầu hết công nghệ mạng được đề cập đến ở trên đều nhanh chóng
trở nên mai một. Bâu giờ chỉ có một kiểu mạng sử dụng dây nối còn được
dùng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ là Ethernet. Bạn có thể xem phần
minh hoạ card mạng Ethernet trong ví dụ hình A dưới đây.

Kiến thức cơ bản về Network Hinh1cardethernetpu6
Hình 1: Card Ethernet


Các mạng Ethernet hiện đại đều sử dụng cáp đôi xoắn vòng 8 dây. Các dây
này được sắp xếp theo thứ tự đặc biệt và đầu nối RJ-45 được gắn vào phần
cuối cáp. Cáp RJ-45 trông giống như bộ kết nối ở phần cuối dây điện
thoại, nhưng lớn hơn. Các dây điện thoại dùng bộ kết nối RJ-11, tương
phản với bộ kết nối RJ-45 dùng trong cáp Ethernet. Bạn có thể thấy ví dụ
một cáp Ethernet với đầu nối RJ-45 trong hình B.

Kiến thức cơ bản về Network Hinh2rj45cl2
Hình 2: Cáp Ethernet với một đầu kết nối RJ-45


Hub và Switch

Như bạn đã thấy ở trên, máy tính dùng card mạng để gửi và nhận dữ liệu.
Dữ liệu được truyền qua cáp Ethernet. Tuy nhiên, thông thường bạn không
thể chỉ chạy một cáp Ethernet giữa hai PC để gọi đó là một mạng.

Với thời đại của khả năng truy cập Internet tốc độ cao ngày nay, chắc
chắn bạn thường nghe nói đến thuật ngữ "broadband" (băng thông rộng).
Băng thông rộng là kiểu mạng trong đó dữ liệu được gửi và nhận qua cùng
một dây, còn ở Ethernet thì dùng hình thức truyền thông Baseband.
Baseband sử dụng các dây riêng trong việc gửi và nhận dữ liệu. Điều này
có nghĩa là nếu một máy tính đang gửi dữ liệu qua một dây cụ thể bên
trong cáp Ethernet thì máy tính đang nhận dữ liệu cần một dây khác được
định hướng lại tới cổng nhận của nó.

Bạn có thể xây dựng mạng cho hai máy tính theo cách này mà người ta
thường gọi là hình thức cáp chéo. Cáp chéo đơn giản là một cáp mạng có
các dây gửi và nhận ngược nhau tại một điểm cuối để các máy tính có thể
được liên kết trực tiếp với nhau.

Vấn đề hạn chế khi dùng cáp mạng chéo là bạn không thể thêm hay bớt một
máy tính khác nào ngoài hai máy đã được kết nối. Do đó tốt hơn so với
cáp chéo, hầu hết mọi mạng đều sử dụng cáp Ethernet thông thường không
có các dây gửi và nhận ngược nhau ở cuối đầu nối.

Tất nhiên các dây gửi và nhận phải ngược nhau ở một số điểm nào đó để
quá trình truyền thông được thực hiện thành công. Đây là công việc của
một hub hoặc switch. Hub cũng đang trở nên lỗi thời nhưng chúng ta vẫn
nên nói đến chúng. Vì hiểu về hub sẽ giúp bạn bạn dễ dàng hơn nhiều khi
nói tới switch.

Có một số kiểu hub khác nhau nhưng thông thường nói đến hub tức là nói
đến một cái hộp với một bó cổng RJ-45. Mỗi máy tính trong mạng sẽ được
kết nối tới một hub thông qua cáp Ethernet. Bạn có thể thấy một hub có
hình dáng như trong hình C.

Kiến thức cơ bản về Network Hinh3hubwy1
Hình 3: Hub là thiết bị hoạt động như một điểm kết nối trung tâm cho các
máy tính trong một mạng.




Hub có hai nhiệm vụ khác nhau. Nhiệm vụ thứ nhất là cung cấp một điểm
kết nối trung tâm cho tất cả máy tính trong mạng. Mọi máy tính đều được
cắm vào hub. Các hub đa cổng có thể được đặt xích lại nhau nếu cần thiết
để cung cấp thêm cho nhiều máy tính.

Nhiệm vụ khác của hub là sắp xếp các cổng theo cách để nếu một máy tính
thực hiện truyền tải dữ liệu, dữ liệu đó phải được gửi qua dây nhận của
máy tính khác.

Ngay bây giờ có thể bạn sẽ tự hỏi, làm sao dữ liệu có thể đến được đúng
đích cần đến nếu nhiều hơn hai máy tính được kết nối vào một hub? Bí mật
nằm trong card mạng. Mỗi card Ethernet đều được cung cấp một địa chỉ
vật lý MAC (Media Access Control) duy nhất. Khi một máy tính trong mạng
Ethernet truyền tải dữ liệu qua mạng có các máy PC kết nối với một hub,
thực tế dữ liệu được gửi tới mọi máy có trong mạng. Tất cả máy tính đều
nhận dữ liệu, sau đó so sánh địa chỉ đích với địa chỉ vật lý MAC của nó.
Nếu khớp, máy tính sẽ biết rằng nó chính là người nhận dữ liệu, nếu
không nó sẽ lờ dữ liệu đi.

Như bạn có thể thấy, khi một máy tính được kết nối qua một hub, mọi gói
tin đều được gửi tới tất cả máy tính trong mạng. Vấn đề là máy tính nào
cũng có thể gửi thông tin đi tại bất cứ thời gian nào. Bạn đã từng thấy
một cuộc họp mà trong đó tất cả thành viên tham dự đều bắt đầu nói cùng
một lúc? Vấn đề của kiểu mạng này chính là như thế.

Khi một máy tính cần truyền dữ liệu, nó kiểm tra xem liệu có máy nào
khác đang gửi thông tin tại cùng thời điểm đó không. Nếu đường truyền
rỗi, nó truyền các dữ liệu cần thiết. Nếu đã có một một máy khác đang sử
dụng đường truyền, các gói tin của dữ liệu đang được chuyển qua dây sẽ
xung đột và bị phá huỷ (đây chính là lý do vì sao kiểu mạng này đôi khi
được gọi là tên miền xung đột). Cả hai máy tính sau đó sẽ phải chờ trong
một khoảng thời gian ngẫu nhiên và cố gắng truyền lại các gói tin đã bị
phá huỷ của mình.

Số lượng máy tính trên tên miền xung đột ngày càng tăng khiến số lượng
xung đột cũng tăng. Do số lượng xung đột ngày càng tăng nên hiệu quả của
mạng ngày càng giảm. Đó là lý do vì sao bây giờ gần như switch đã thay
thế toàn bộ hub.

Một switch (bạn có thể xem trên hình D), thực hiện tất cả mọi nhiệm vụ
giống như của một hub. Điểm khác nhau chỉ là ở chỗ, khi một PC trên mạng
cần liên lạc với máy tính khác, switch sẽ dùng một tập hợp các kênh
logic nội bộ để thiết lập đường dẫn logic riêng biệt giữa hai máy tính.
Có nghĩa là hai máy tính hoàn toàn tự do để liên lạc với nhau mà không
cần phải lo lắng về xung đột.

Kiến thức cơ bản về Network Hinh4switchwg0
Hình 4: Switch trông giống hệt như hub nhưng hoạt động khác hơn nhiều.




Switch thực sự nâng cao được đáng kể hiệu quả của mạng. Bởi chúng loại
trừ xung đột và còn nhiều hơn thế, chúng có thể thiết lập các đường dẫn
truyền thông song song. Chẳng hạn khi máy tính A đang liên lạc với máy
tính B thì không có lý do gì để máy tính C không đồng thời liên lạc với
máy tính D. Trong một tên miền xung đột (collision domain), các kiểu
truyền thông song song này là không thể bởi vì chúng sẽ dẫn đến xung
đột.

PHẦN 2 - CƠ BẢN VỀ ROUTER


Đây là phần tiếp theo sau bài mở đầu về các thiết bị phần cứng mạng.
Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận nội dung chi tiết của thiết bị mạng
quan trọng nhất: router.

Cho dù là người mới bắt đầu làm quen với mạng nhưng chắc hẳn bạn đã từng
nghe nói đến router. Các kết nối Internet băng thông rộng, sử dụng
modem cáp hay modem DSL luôn đòi hỏi cần phải có router. Nhưng công việc
của router không phải là cung cấp sự nối kết Internet mà là chuyển các
gói dữ liệu từ mạng này tới mạng khác. Có nhiều kiểu router, từ đơn giản
đến phức tạp. Các router bình dân thường được dùng cho kết nối Internet
gia đình, còn nhiều router có mức giá “kinh khủng” thường được các đại
gia là những gã khổng lồ ưa chuộng. Song, cho dù đắt hay rẻ, đơn giản
hay phức tạp thì mọi router đều hoạt động với các nguyên tắc cơ bản như
nhau.

Ở đây, chúng ta sẽ tập trung vào các router đơn giản với giá thành thấp,
chủ yếu được dùng để nối kết một máy tính vào mạng Internet băng thông
rộng. Bởi vì đối tượng của bài này là những người mới bắt đầu làm quen
mới mạng. Và tất nhiên sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bắt đầu với những gì đã
từng quen thuộc cho hầu hết mọi người thay vì động đến sự phức tạp của
router dùng trong các tập đoàn lớn. Nếu bạn đã có hiểu biết cơ bản về
router và muốn có kiến thức chuyên sâu hơn, bạn sẽ tìm được cái mình cần
trong một bài khác mà có dịp chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn sau.

Như đã nói ở trên, công việc của một router là chuyển các gói dữ liệu từ
mạng này tới mạng khác. Định nghĩa này có vẻ lạ trong ngữ cảnh các máy
tính đã được kết nối với đường truyền Internet băng thông rộng. Nhưng
thực tế bạn nên biết mạng là một tập hợp lớn với các mạng con khác ở bên
trong.

Vậy, nếu công việc của một router là chuyển lưu lượng giữa hai mạng,
trong đó một mạng là Internet thì mạng kia ở đâu? Trong trường hợp cụ
thể này chính là máy tính được kết nối tới router. Nó được cấu hình thực
sự như một mạng đơn giản.

Để hình dung rõ hơn, bạn có thể xem ảnh minh hoạ trong Hình A và B. Hình
A là mặt trước của một router băng thông rộng 3COM, còn hình B là mặt
sau của nó.
Kiến thức cơ bản về Network Hinh1router1ix3
Hình A: Mặt trước của router băng thông rộng (broadband) 3COM



Kiến thức cơ bản về Network Hinh2router2mf9
Hình B: Router Internet băng thông rộng gồm một tập hợp các cổng RJ-45
giống như một hub hay switch




Như bạn có thể thấy trên hình, thực sự không có điểm nổi bật đặc biệt
nào trong mặt trước của router. Sở dĩ chúng tôi vẫn đưa ra hình ảnh cụ
thể của nó nhằm giúp các bạn, những người chưa quen thuộc với thiết bị
này có thể biết được một router trông như thế nào. Hình B xem chừng có
vẻ thú vị hơn.

Nhìn vào hình B bạn sẽ thấy có ba tập hợp cổng ở mặt sau router. Cổng
bên trái nhất là nơi điện nguồn được nối với router. Ở giữa là một cổng
RJ-45 dùng cho việc kết nối mạng từ xa. Trong trường hợp cụ thể này,
router được dùng để cung cấp kết nối Internet. Cổng giữa chủ yếu được
dùng để kết nối router với một modem cáp hay modem DSL. Các modem này sẽ
cung cấp kết nối thực tới Internet.

Còn tập hợp ở bên phải gồm bốn cổng RJ-45. Nếu bạn xem lại phần đầu của
loạt bài này bạn sẽ thấy các hub và switch cũng gồm số lượng lớn các
nhóm cổng RJ-45. Trong trường hợp của hub hay switch, các cổng RJ-45
được dùng để cung cấp kết nối tới các máy tính trên mạng.

Ở router, các cổng đều hoạt động y như nhau. Router trong ví dụ ở đây có
một switch bốn cổng dựng sẵn. Công việc của một router là chuyển các
gói tin từ mạng này tới mạng khác. Ở trên chúng ta đã giải thích trong
trường hợp của router băng thông rộng, Internet là một mạng còn máy tính
đóng vai trò là một mạng thứ hai. Lý do vì sao một máy tính đơn lẻ lại
có thay thế như một mạng tổng thể là do router không coi PC là một thiết
bị độc lập. Router xem PC như một nút mạng. Như bạn có thể thấy trên
hình B, router cụ thể này có thể cung cấp thực sự một mạng bốn máy tính.
Hầu hết người dùng gia đình đều sử dụng kiểu cấu hình chỉ cần cắm một
PC vào router. Cụ thể hơn, kiểu mạng này định tuyến các gói dữ liệu giữa
một mạng nhỏ (ngay cả khi mạng đó chỉ có một máy tính đơn) và Internet
(được xem như là mạng thứ hai).

Quá trình định tuyến

Để hiểu hoạt động định tuyến được thực hiện như thế nào, đầu tiên bạn
phải biết một chút về cách thức hoạt động của giao thức TCP/IP.

Mọi thiết bị kết nối tới mạng TCP/IP đều có một địa chỉ IP duy nhất giới
hạn trong giao diện mạng của nó. Địa chỉ IP là một dãy bốn số riêng
phân tách nhau bởi các dấu chấm. Ví dụ một địa chỉ IP điển hình có dạng:
192.168.0.1.

Ví dụ dễ hiểu nhất khi nói về IP là địa chỉ nhà. Địa chỉ nhà thông
thường luôn có số nhà và tên phố. Số nhà xác định cụ thể vị trí ngôi nhà
trên phố đó. Địa chỉ IP cũng hoạt động tương tự như vậy. Nó gồm mã số
địa chỉ mạng và mã số thiết bị. So sánh với địa chỉ nhà bạn sẽ thấy địa
chỉ mạng giống như tên phố còn mã số thiết bị giống như số nhà vậy. Địa
chỉ mạng chỉ mạng cụ thể thiết bị đang tham gia trong nó còn mã số thiết
bị thì cung cấp cho thiết bị một nhận dạng trên mạng.

Vậy kết thúc của địa chỉ mạng và khởi đầu của mã số thiết bị ở đâu? Đây
là công việc của một subnet mask. Subnet mask sẽ “nói” với máy tính vị
trí cuối cùng của địa chỉ mạng và vị trí đầu tiên của số thiết bị trong
địa chỉ IP. Hoạt động mạng con có khi rất phức tạp. Bạn có thể tham khảo
chi tiết hơn trong một bài khác mà có dịp chúng tôi sẽ giới thiệu sau.
Còn bây giờ hãy quan tâm đến những thứ đơn giản nhất, xem xét một subnet
mask rất cơ bản.

Subnet mask thoạt nhìn rất giống với địa chỉ IP vì nó cũng có 4 con số
định dạng theo kiểu phân tách nhau bởi các dấu chấm. Một subnet mask
điển hình có dạng: 255.255.255.0.

Trong ví dụ cụ thể này, ba số dầu tiên (gọi là octet) đều là 255, con số
cuối cùng là 0. Số 255 chỉ ra rằng tất cả các bit trong vị trí tương
ứng của địa chỉ IP là một phần của mã số mạng. Số 0 cuối cùng ám chỉ
không có bit nào trong vị trí tương ứng của địa chỉ IP là một phần của
địa chỉ mạng. Do đó chúng thuộc về mã số thiết bị.

Nghe có vẻ khá lộn xộn, bạn sẽ hiểu hơn với ví dụ sau. Tưởng tượng bạn
có một máy tính với địa chỉ IP là 192.168.1.1 và mặt nạ mạng con là:
255.255.255.0. Trong trường hợp này ba octet đầu tiên của subnet mask
đều là 255. Điều này có nghĩa là ba octet đầu tiên của địa chỉ IP đều
thuộc vào mã số mạng. Do đó vị trí mã số mạng của địa chỉ IP này là
192.168.1.x.

Điều này là rất quan trọng vì công việc của router là chuyển các gói dữ
liệu từ một mạng sang mạng khác. Tất cả các thiết bị trong mạng (hoặc cụ
thể là trên phân đoạn mạng) đều chia sẻ một mã số mạng chung. Chẳng
hạn, nếu 192.168.1.x là số mạng gắn với các máy tính kết nối với router
trong hình B thì địa chỉ IP cho bốn máy tính viên có thể là:

192.168.1.1
192.168.1.2
192.168.1.3
192.168.1.4
Như bạn thấy, mỗi máy tính trên mạng cục bộ đều chia sẻ cùng một địa chỉ
mạng, còn mã số thiết bị thì khác nhau. Khi một máy tính cần liên lạc
với máy tính khác, nó thực hiện bằng cách tham chiếu tới địa chỉ IP của
máy tính đó. Chẳng hạn, trong trường hợp cụ thể này, máy tính có địa chỉ
192.168.1.1 có thể gửi dễ dàng các gói dữ liệu tới máy tính có địa chỉ
192.168.1.3 vì cả hai máy này đều là một phần trong cùng một mạng vật
lý.

Nếu một máy cần truy cập vào máy nằm trên mạng khác thì mọi thứ sẽ khác
hơn một chút. Giả sử rằng một trong số người dùng trên mạng cục bộ muốn
ghé thăm website www.brienposey.com,
một website nằm trên một server. Giống như bất kỳ máy tính nào khác,
mỗi Web server có một địa chỉ IP duy nhất. Địa chỉ IP cho website này là
24.235.10.4.

Bạn có thể thấy dễ dàng địa chỉ IP của website không nằm trên mạng
192.168.1.x. Trong trường hợp này máy tính đang cố gắng tiếp cận với
website không thể gửi gói dữ liệu ra ngoài theo mạng cục bộ, vì Web
server không phải là một phần của mạng cục bộ. Thay vào đó máy tính cần
gửi gói dữ liệu sẽ xem xét đến địa chỉ cổng vào mặc định.

Cổng vào mặc định (default gateway) là một phần của cấu hình TCP/IP
trong một máy tính. Đó là cách cơ bản để nói với máy tính rằng nếu không
biết chỗ gửi gói dữ liệu ở đâu thì hãy gửi nó tới địa chỉ cổng vào mặc
định đã được chỉ định. Địa chỉ của cổng vào mặc định là địa chỉ IP của
một router. Trong trường hợp này địa chỉ IP của router được chọn là
192.168.1.0

Chú ý rằng địa chỉ IP của router chia sẻ cùng một địa chỉ mạng như các
máy khác trong mạng cục bộ. Sở dĩ phải như vậy để nó có thể truy cập tới
các máy trong cùng mạng. Mỗi router có ít nhất hai địa chỉ IP. Một dùng
cùng địa chỉ mạng của mạng cục bộ, còn một do ISP của bạn quy định. Địa
chỉ IP này dùng cùng một địa chỉ mạng của mạng ISP. Công việc của
router khi đó là chuyển các gói dữ liệu từ mạng cục bộ sang mạng ISP.
ISP của bạn có các router riêng hoạt động cũng giống như mọi router
khác, nhưng định tuyến đường đi cho gói dữ liệu tới các phần khác của
Internet.

PHẦN 3 - DNS SERVER


Đây là phần tiếp theo của loạt bài Kiến thức cơ bản dành cho những người
mới bắt đầu làm quen và tìm hiểu về mạng máy tính. Sau hai bài giới
thiệu Hub và Switch, Router, nội dung của bài này đề cập đến hoạt động
của các server DNS (hệ thống tên miền).

Đây cũng là phần cuối cùng chúng tôi nói đến cách các máy tính trong một
phân đoạn mạng chia sẻ vùng địa chỉ IP chung như thế nào.

Như chúng ta đã biết, khi một máy tính cần truy cập thông tin trên một
máy nằm ở mạng khác hay phân đoạn mạng khác, nó cần đến sự trợ giúp của
router. Router sẽ chuyển các gói dữ liệu cần thiết từ mạng này sang mạng
khác (chẳng hạn như Internet). Nếu bạn đã từng đọc phần hai, chắc hẳn
bạn nhớ, chúng tôi có đưa ra một ví dụ tạo một tham chiếu đến địa chỉ IP
kết hợp với một website. Để có thể truy cập vào website này, trình
duyệt Web của bạn phải biết địa chỉ IP của website. Sau đó trình duyệt
cung cấp địa chỉ cho router, router sẽ xác định đường đi tới mạng khác
và yêu cầu các gói dữ liệu tới máy đích phù hợp. Mỗi website đều có một
địa chỉ IP nhưng bạn có thể ghé thăm các website này hằng ngày mà không
cần quan tâm đến dãy con số đó của nó. Trong bài này chúng tôi sẽ chỉ
cho bạn thấy lý do vì sao có thể thực hiện được.

Địa chỉ IP cũng giống như địa chỉ nhà vậy. Nó gồm có vị trí mạng (là dãy
số hiệu chỉ phân đoạn mạng máy tính đang hoạt động trong đó), tương tự
như tên phố; và vị trí thiết bị (xác định một máy tính cụ thể trong
mạng), tương tự như số nhà. Biết về địa chỉ IP là yêu cầu cần thiết cho
hoạt động truyền thông cơ sở TCP/IP giữa hai máy tính.

Khi bạn mở một trình duyệt Web và nhập tên website (được biết đến như là
tên miền hay đường dẫn URL(Universal Resource Locator - bộ định vị vị
trí tài nguyên chung)), trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần
phải thông qua việc nhập địa chỉ IP. Bạn có thể hình dung quá trình mở
website cũng giống như quá trình chuyển thư đến địa chỉ nhận ghi trên
phong bì ở bưu điện vậy. Địa chỉ IP trong truyền thông mạng đóng vai trò
như địa chỉ trên phong bì. Thư không thể đến đúng nơi nếu bạn chỉ ghi
tên người nhận mà "quên mất" địa chỉ của họ. Việc đến và mở được một
website cũng như vậy. Máy tính của bạn không thể liên lạc được với
website trừ khi nó biết địa chỉ IP của website đó.

Nhưng bạn không cần gõ địa chỉ IP mà trình duyệt vẫn mở được đúng
website bạn muốn khi nhập tên miền vào. Vậy địa chỉ IP ở đâu? Quá trình
"dịch" tên miền thành địa chỉ IP là công việc của một server DNS (trình
chủ hệ thống tên miền).

Trong hai bài trước chúng ta đã từng nói tới một số khái niệm về cấu
hình TCP/IP của máy tính, như địa chỉ IP, mặt nạ mạng con (subnet mask)
và cổng vào mặc định (default gateway). Nhìn hình A bên dưới bạn sẽ thấy
có thêm một tuỳ chọn cấu hình khác là "Preferred DNS server" (trình chủ
hệ thống tên miền tham chiếu).

Kiến thức cơ bản về Network Hinh1tcpipog0
Tuỳ chọn Preferred DNS Server được định nghĩa như là một phần của cấu
hình TCP/IP trong máy tính.




Như bạn có thể thấy trong hình minh hoạ, tuỳ chọn "Preferred DNS server"
được định nghĩa như là một phần của cấu hình TCP/IP. Có nghĩa là máy
tính sẽ luôn biết địa chỉ IP của DNS server. Điều này là hết sức quan
trọng vì máy tính không thể liên lạc được với máy tính khác sử dụng giao
thức TCP/IP nếu nó không biết địa chỉ IP của máy kia.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét điều gì xảy ra khi bạn cố gắng tới thăm một
website. Quá trình bắt đầu với việc bạn mở trình duyệt Web và nhập đường
dẫn URL. Khi đó, trình duyệt biết rằng nó không thể xác định được vị
trí của website nếu chỉ dựa vào một mình địa chỉ URL. Do đó nó truy vấn
thông tin địa chỉ IP của DNS sever từ cấu hình TCP/IP của máy tính và
đưa đường dẫn URL lên trình chủ DNS server. DNS server sau đó sẽ tra tìm
đường dẫn URL trên bảng có danh sách địa chỉ IP của website. Sau đó nó
trả ra địa chỉ IP cho trình duyệt Web và trình duyệt có thể liên lạc với
website được yêu cầu.

Thực sự quá trình giải thích này có thể được mô tả đơn giản hơn một
chút. Giải pháp tên miền trong DNS chỉ có thể hoạt động nếu DNS server
có chứa một bản ghi tương ứng với website được yêu cầu. Nếu bạn vào một
website ngẫu nhiên, DNS sever sẽ không có bản ghi về website này. Lý do
là bởi Internet quá lớn. Có hàng triệu website và website mới được tạo
ra mỗi ngày. Không có cách nào cho một server DNS đơn có thể bắt kịp tất
cả các website và đáp ứng được tất cả yêu cầu từ bất kỳ ai có kết nối
tới Internet.

Bây giờ giả sử một trình chủ DNS server đơn có thể lưu trữ các bản ghi
cho mọi website tồn tại. Nếu dung lượng của trình chủ không phải là vấn
đề thì server cũng sẽ bị tràn bởi các yêu cầu xử lý tên nhận được từ
người dùng Internet ở khắp mọi nơi. Một DNS server trung tâm hoá thường
là đích nhắm rất phổ biến của các cuộc tấn công.

Do đó, các trình chủ DNS server thường được phân phối sang nhiều điểm,
tránh cho một server DNS đơn phải cung cấp xử lý tên cho toàn bộ
Internet. Trên thế giới hiện nay có một tổ chức chuyên phụ trách việc
cấp phát, đăng ký tên miền Internet là Internet Corporation for Assigned
Names and Numbers (hay ICANN). Do quản lý tên miền cho toàn bộ mạng là
một công việc khổng lồ nên ICANN phân bổ nhiều phần đáp ứng tên miền cho
các hãng khác nhau. Chẳng hạn, Network Solutions phụ trách tên miền
".com". Nhưng không có nghĩa là Network Solutions duy trì danh sách các
địa chỉ IP kết hợp với toàn bộ tên miền .com. Trong hầu hết mọi trường
hợp, DNS server của Network Solution đều chứa bản ghi trỏ tới DNS server
được xem là chính thức cho từng miền.

Để thấy được tất cả hoạt động như thế nào, tưởng tượng rằng bạn muốn vào
website www.brienposey.com.
Khi nhập yêu cầu vào trình duyệt, trình duyệt gửi địa chỉ URL vào trình
chủ DNS server được chỉ định bởi cấu hình TCP/IP của máy tính bạn.
Trình chủ DNS server không biết địa chỉ của website này. Do đó, nó gửi
yêu cầu tới DNS server của ICANN. DNS server của ICANN cũng không biết
địa chỉ IP của website bạn đang muốn vào mà chỉ biết địa chỉ IP của DNS
server chịu trách nhiệm với tên miền có đuôi .COM. Nó sẽ trả lại địa chỉ
này cho trình duyệt và trong quá trình trả về nó cũng thực hiện việc
đưa yêu cầu tới DNS server cụ thể đó.

Mức DNS server cao nhất dành cho tên miền đuôi .COM sẽ không biết đến
địa chỉ IP nào của website được yêu cầu, nhưng nó biết địa chỉ IP của
DNS server chính thức cho tên miền brienposey.com. Nó sẽ gửi địa chỉ này
trở lại máy đưa ra yêu cầu. Sau đó trình duyệt Web gửi truy vấn DNS tới
DNS server có đủ thẩm quyền cho miền được yêu cầu. Và DNS server này sẽ
trả ra địa chỉ IP của website, cho phép máy liên lạc với website nó yêu
cầu.

Như bạn có thể thấy, có nhiều bước phải hoàn thành để một máy tính tìm
ra địa chỉ IP của một website. Nhằm giảm bớt số truy vấn DNS phải thực
hiện, kết quả của các truy vấn này thường được lưu trữ liệu trong vài
giờ hoặc vài ngày, tuỳ thuộc vào máy được cấu hình như thế nào. Việc lưu
trữ các địa chỉ IP nâng cao một cách tuyệt vời khả năng thực thi và tối
thiểu hoá tổng lượng băng thông tiêu thụ cho các truy vấn DNS. Bạn có
thể hình dung ra quá trình duyệt Web sẽ tệ hại đến mức nào nếu máy tính
của bạn phải thực hiện tập hợp đầy đủ các truy vấn DNS bất kỳ thời gian
nào bạn muốn xem trang Web mới.

PHẦN 4 - WORKSTATION VÀ SERVER



Đây là phần tiếp theo trong loạt bài hướng dẫn cơ bản dành cho những
người mới bắt quen hay tìm hiểu về mạng. Nội dung bài hôm nay là về sự
khác nhau giữa Workstation (máy trạm) và Server (máy chủ).

Trước bài này, chúng ta đã có dịp thảo luận về các thiết bị phần cứng
mạng và giao thức TCP/IP. Phần cứng mạng được dùng để thiết lập kết nối
vật lý giữa các thiết bị, trong khi giao thức TCP/IP là ngôn ngữ trọng
yếu dùng để liên lạc trong mạng. Ở bài này chúng ta cũng sẽ nói một chút
về các máy tính được kết nối trong một mạng.

Cho dù bạn là người mới hoàn toàn, nhưng chắc hẳn bạn đã từng nghe nói
đến các thuật ngữ server và workstation. Các thuật ngữ này thông thường
được dùng để nói tới vai trò của máy tính trong mạng hơn là phần cứng
máy tính. Chẳng hạn, một máy tính đang hoạt động như một server thì nó
không cần thiết phải chạy cả phần cứng của server. Bạn có thể cài đặt
một hệ điều hành server lên máy tính của mình. Khi đó máy tính sẽ hoạt
động thực sự như một server mạng. Trong thực tế, hầu hết tất cả các máy
chủ đếu sử dụng thiết bị phần cứng đặc biệt, giúp chúng có thể kiểm soát
được khối lượng công việc nặng nề vốn có của mình.

Khái niệm máy chủ mạng (network server) thường hay bị nhầm về mặt kỹ
thuật theo kiểu định nghĩa: máy chủ là bất kỳ máy tính nào sở hữu hay
lưu trữ tài nguyên chia sẻ trên mạng. Nói như thế thì ngay cả một máy
tính đang chạy Windowns XP cũng có thể xem là máy chủ nếu nó được cấu
hình chia sẻ một số tài nguyên như file và máy in.

Các máy tính trước đây thường được tìm thấy trên mạng là peer (kiểu máy
ngang hàng). Máy tính ngang hàng hoạt động trên cả máy trạm và máy chủ.
Các máy này thường sử dụng hệ điều hành ở máy trạm (như Windowns XP),
nhưng có thể truy vập và sở hữu các tài nguyên mạng.

Trước đây, mạng ngang hàng thường được tìm thấy chủ yếu trên các mạng
rất nhỏ. Ý tưởng ở đây là nếu một công ty nhỏ thiếu tài nguyên để có
được các máy chủ thực sự thì các máy trạm có thể được cấu hình để thực
hiện nhiệm vụ "kép". Ví dụ, mỗi người dùng có thể tạo cho các file của
mình khả năng truy cập chung với nhiều người khác trên mạng. Nếu một máy
nào đó có gắn máy in, họ có thể chia sẻ nó cho công việc in ấn của toàn
bộ máy trong mạng, tiết kiệm được tài nguyên.

Các mạng ngang hàng thường không sử dụng được trong các công ty lớn vì
thiếu khả năng bảo mật cao và không thể quản lý trung tâm hoá. Đó là lý
do vì sao các mạng ngang hàng thường chỉ được tìm thấy trong các công ty
cực kỳ nhỏ hoặc người dùng gia đình sử dụng nhiều máy PC. Windowns
Vista (thế hệ kế tiếp của Windowns XP) đang cố gắng thay đổi điều này.
Windowns Vista cho phép người dùng mạng client/server tạo nhóm ngang
hàng. Trong đó các thành viên của nhóm sẽ được chia sẻ tài nguyên với
nhau trong chế độ bảo mật an toàn mà không cần ngắt kết nối với server
mạng. Thành phần mới này sẽ được tung ra thị trường với vai trò như một
công cụ hợp tác.

Các mạng ngang hàng không phổ biến bằng mạng client/server vì chúng
thiếu an toàn và khả năng quản lý tập trung. Tuy nhiên, vì mạng máy tính
được hình thành từ các máy chủ và máy trạm nên bản thân mạng không cần
phải đảm bảo độ bảo mật cao và khả năng quản lý tập trung. Nên nhớ rằng
server chỉ là một máy chuyên dùng để lưu trữ tài nguyên trên mạng. Nói
như thế tức là có vô số kiểu máy chủ khác nhau và một trong số đó được
thiết kế chuyên dùng để cung cấp khả năng bảo mật và quản lý.

Chẳng hạn, Windowns server có hai kiểu loại chính: member server (máy
chủ thành viên) và domain controller (bộ điều khiển miền). Thực sự không
có gì đặc biệt với member server. Member server đơn giản chỉ là máy
tính được kết nối mạng và chạy hệ điều hành Windowns Server. Máy chủ
kiểu member server có thể được dùng như một nơi lưu trữ file (còn gọi là
file server) hoặc nơi sở hữu một hay nhiều máy in mạng (còn gọi là máy
in server). Các member server cũng thường xuyên được dùng để lưu trữ
chương trình ứng dụng mạng. Chẳng hạn, Microsoft cung cấp một sản phẩm
gọi là Exchange Server 2003. Khi cài đặt lên member server, nó cho phép
member server thực hiện chức năng như một mail server.

Domain controller (bộ điều khiển miền) thì đặc biệt hơn nhiều. Công việc
của một domain controller là cung cấp tính năng bảo mật và khả năng
quản lý cho mạng. Bạn đã quen thuộc với việc đăng nhập bằng cách nhập
username và password? Trên mạng Windowns, đó chính là domain controller.
Nó có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra username, password.

Người chịu trách nhiệm quản lý mạng được gọi là quản trị viên
(administrator). Khi người dùng muốn truy cập tài nguyên trên mạng
Windows, quản trị viên sẽ dùng một tiện ích do domain controller cung
cấp để tạo tài khoản và mật khẩu cho người dùng mới. Khi người dùng mới
(hoặc người nào đó muốn có tài khoản thứ hai) cố gắng đăng nhập vào
mạng, "giấy thông hành" của họ (username và password) được gửi tới
domain controller. Domain cotroller sẽ kiểm tra tính hợp lệ bằng cách so
sánh thông tin được cung cấp với bản sao chép lưu trữ trong cơ sở dữ
liệu của nó. Nếu mật khẩu người dùng cung cấp và mật khẩu lưu trữ trong
domain controller khớp với nhau, họ sẽ được cấp quyền truy cập mạng. Quá
trình này được gọi là thẩm định (authentication).

Trên một mạng Windows, chỉ có domain controller thực hiện các dịch vụ
thẩm định. Tất nhiên người dùng sẽ cần truy cập tài nguyên lưu trữ trên
member server. Đây không phải là vấn đề gì lớn vì tài nguyên ở member
server được bảo vệ bởi một tập hợp các đặc quyền liên quan đến thông tin
bảo mật trên domain controller.

Để dễ hiểu hơn chúng ta sẽ lấy một ví dụ cụ thể. Giả sử username của tôi
là QuanTri. Tôi nhập username và password vào, chúng sẽ được gửi tới
domain controller để thẩm định. Khi bộ điều khiển miền thẩm định thông
tin, nó không cung cấp cho tôi quyền truy cập bất kỳ tài nguyên nào. Nó
chỉ kiểm tra tính hợp lệ từ thông tin tôi cung cấp. Khi truy cập tài
nguyên của một member server, máy tính của tôi đưa mã thông báo truy cập
đặc biệt, về cơ bản đã được thẩm định bởi một domain controller. Có thể
member server không tin tôi, nhưng nó tin domain controller. Do đó, nếu
domain controller xác nhận hợp lệ cho nhân dạng của tôi, member server
sẽ chấp nhận và cung cấp khả năng truy cập bất cứ tài nguyên nào mà tôi
có quyền.

PHẦN 5 - DONMAIN CONTROLLER



Domain controller là gì và lựa chọn thế nào cho hợp với cơ sở hạ tầng
mạng của bạn?

Trong những bài trước chúng ta đã nói tới vai trò của các máy tính khác
nhau trên mạng. Chắc hẳn các bạn còn nhớ, ngay trong phần 4 chúng ta đã
nói một chút về domain controller. Còn bây giờ, trong bài này bạn sẽ
được biết sâu hơn domain controller là gì và lựa chọn chúng ra sao cho
hợp với cơ sở hạ tầng mạng của bạn.

Một trong những khái niệm quan trọng nhất của mạng Windowns là domain
(tức miền hay vùng). Một domain là tập hợp các tài khoản người dùng và
tài khoản máy tính được nhóm lại với nhau để quản lý một cách tập trung.
Và công việc quản lý là dành cho domain controller (bộ điều khiển miền)
nhằm giúp việc khai thác tài nguyên trở nên dễ dàng hơn.

Vậy tại sao domain controller lại rất quan trọng? Trong mạng, bất kỳ máy
trạm (workstattion) nào đang chạy hệ điều hành Windowns XP cũng có một
nhóm tài khoản người dùng tạo sẵn nào đó. Windowns XP thậm chí còn cho
phép bạn tạo một số tài khoản bổ sung nếu thấy cần thiết. Nếu máy trạm
có chức năng như một hệ thống độc lập hoặc là một phần của mạng ngang
hàng thì tài khoản người dùng mức máy trạm (được gọi là tài khoản người
dùng cục bộ) không thể điều khiển truy cập tài nguyên mạng. Chúng chỉ
được dùng để điều chỉnh truy cập máy cục bộ và hoạt động như với chức
năng đảm bảo cho quản trị viên có thể thực hiện công việc bảo dưỡng, duy
trì máy trạm, không cho phép người dùng cuối khả năng can thiệp vào các
thiết lập trên máy trạm.

Lý do vì sao tài khoản người dùng cục bộ trên một máy trạm nhất định
không được phép điều khiển truy cập tài nguyên nằm ngoài máy trạm đó là
nó tăng thêm gánh nặng quản lý rất lớn. Tài khoản người dùng cục bộ chỉ
nằm trên các máy trạm riêng rẽ. Nếu một tài khoản là có chức năng bảo
mật chính trong mạng, quản trị viên sẽ phải di chuyển vật lý tới máy
tính có tài khoản đó bất kỳ khi nào phải thực hiện thay đổi quyền hạn
cho tài khoản. Vấn đề này không gây ra tác động gì lớn trong mạng nhỏ,
nhưng sẽ trở nên cực kỳ nặng nề với ở mạng lớn hay khi cần áp dụng thay
đổi rộng cho tất cả mọi tài khoản.

Một lý do khác nữa là không ai muốn phải chuyển tài khoản người dùng từ
máy này sang máy khác. Chẳng hạn, nếu máy tính của một người dùng bị phá
hoại, người đó không thể đăng nhập vào máy tính khác để làm việc vì tài
khoản họ tạo chỉ có tác dụng trên máy cũ. Nếu muốn làm được việc anh ta
sẽ phải tạo tài khoản mới trên máy khác.

Chỉ là một trong số rất nhiều lý do khiến việc sử dụng tài khoản người
dùng cục bộ cho việc truy cập an toàn tài nguyên mạng là không thực tế.
Thậm chí nếu bạn muốn triển khai kiểu bảo mật này, Windowns cũng không
cho phép. Tài khoản người dùng cục bộ chỉ có thể dùng tài nguyên cục bộ
trên một máy trạm nhất định.

Domain có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề vừa nêu và một số vấn đề khác
nữa. Chúng sẽ tập trung hoá tài khoản người dùng (hay cấu hình khác, các
đối tượng liên quan đến bảo mật; chúng ta sẽ đề cập đến trong bài sau).
Điều này giúp việc quản trị dễ dàng hơn và cho phép người dùng đăng
nhập từ bất kỳ máy tính nào có trên mạng (trừ khi bạn giới hạn quyền
truy cập người dùng).

Với những thông tin đã được cung cấp chắc hẳn bạn sẽ nghĩ, về mặt nguyên
lý, khi một người dùng nào đó muốn truy cập tài nguyên nằm trên một máy
chủ (tức server), tài khoản người dùng mức server sẽ được dùng để điều
khiển truy cập. Xét trên một số khía cạnh, ý tưởng này là đúng, nhưng
còn có nhiều điều phải lưu ý hơn thế.

Trở lại đầu những năm 1990, khi tác giả bài báo này còn làm việc cho một
công ty bảo hiểm lớn, sử dụng mạng với các máy chủ chạy hệ điều hành
Novell NetWare. Windowns networking hồi đó vẫn chưa được tạo ra và
Novell NetWare là hệ điều hành server duy nhất có thể lựa chọn. Công ty
chỉ có một network server, chứa tất cả mọi tài khoản người dùng và tài
nguyên mạng cần truy cập. Một vài tháng sau, ai đó quyết định rằng người
dùng ở công ty cần chạy một nhánh ứng dụng mới. Do kích thước của ứng
dụng và số lượng dữ liệu lớn nên ứng dụng phải được đặt trên một server
(máy chủ) chuyên dụng.

Phiên bản Novell NetWare công ty đang dùng lúc đó chạy theo kiểu: tài
nguyên nằm trên một server được bảo vệ bởi tài khoản người dùng cũng nằm
trên server đó. Nhưng nảy sinh vấn đề: mỗi máy chủ có tập hợp tài khoản
người dùng độc lập, hoàn chỉnh và riêng rẽ. Khi thêm một máy chủ khác
vào mạng, người dùng vẫn có thể đăng nhập theo cách bình thường nhưng
phải tạo username và password mới.

Thời gian đầu, mọi thứ trôi chảy. Nhưng khoảng một tháng sau, khi cài
đặt thêm một số chương trình khác lên máy chủ mới, mọi việc trở nên tệ
hại. Các máy chủ buộc người dùng phải thay đổi lại mật khẩu trong khi họ
không nhận ra rằng phải đổi ở hai chỗ khác nhau. Có nghĩa là mật khẩu
đã mất đi tính đồng bộ và bộ phận trợ giúp quá tải với các cuộc gọi liên
quan đến lập lại mật khẩu. Khi công ty lớn mạnh hơn và bổ sung thêm
nhiều máy chủ mới vào mạng, vấn đề ngày càng tồi tệ.

Cuối cùng sự việc được giải quyết khi Novell cho ra đời phiên bản 4.0
của NetWare. NetWare 4 giới thiệu công nghệ gọi là Directory Service
(dịch vụ thư mục). Ý tưởng của nó là người dùng sẽ không phải tạo các
tài khoản riêng rẽ trên từng server nữa. Thay vào đó một tài khoản đơn
duy nhất được dùng để thẩm định tư cách người dùng trên toàn bộ mạng mà
không cần biết có bao nhiêu máy chủ trên mạng đó.

Một điều thú vị khi tìm hiểu về domain là mặc dù mỗi domain có một giá
trị duy nhất, không bao giờ lặp nhau trong mạng Microsoft (Novell không
dùng domain) nhưng chúng làm việc theo nguyên tắc cơ bản giống nhau. Khi
Windowns 2000 được phát hành, Microsoft tích hợp một thành phần vẫn còn
được dùng tới nay là Active Directory. Active Directory rất giống với
Directory Service được mạng Novell sử dụng trước kia.

Toàn bộ công việc chúng ta phải làm với domain là gì? Khi máy chủ
Windowns sử dụng Windowns 2000 Server, Windowns Server 2003 hay Longhorn
Server sắp ra mắt, công việc của domain controller (bộ điều khiển miền)
là chạy dịch vụ Active Directory. Active Directory hoạt động như một
nơi lưu trữ các đối tượng thư mục (directory), trong đó có tài khoản
người dùng (user account). Và một trong các công việc chính của bộ điều
khiển tên miền là cung cấp dịch vụ thẩm định.

Nên hết sức lưu ý là domain controller cung cấp dịch vụ thẩm định
(authentication) chứ không phải là dịch vụ cấp phép (authorization). Tức
là, khi một người dùng nào đó đăng nhập vào mạng, một bộ điều khiển
miền sẽ kiểm tra tính hợp lệ của username và password họ nhập vào có
chính xác và khớp với dữ liệu lưu trong máy chủ hay không. Nhưng domain
controller không nói với người dùng họ có quyền truy cập tài nguyên nào.

Tài nguyên trên mạng Windowns được bảo vệ bởi các Danh sách điều khiển
truy cập (ACL). Một ACL là danh sách chỉ rõ ai có quyền làm gì. Khi
người dùng cố gắng truy cập tài nguyên, họ đưa ra nhân dạng của mình cho
máy chủ chứa tài nguyên đó. Máy chủ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng nhân
dạng người dùng này đã được thẩm định, sau đó tham chiếu chéo đến ACL để
xem người dùng có quyền làm gì.

PHẦN 6 - WINDOWNS DOMAIN



Thảo luận chi tiết và phân tích kỹ lưỡng về Windowns domain.

Trong một số bài trước của loạt bài này các bạn đã được giới thiệu một
số khái niệm về domain (miền, tức là một vùng mạng được quan tâm nhất
định) và domain controller (bộ quản lý miền). Tiếp tục với những kiến
thức cơ sở nhất, hôm nay chúng tôi giới thiệu với bạn đọc một khái niệm
khác: Windowns domain. Có một số điều đã quen và cũng có một số điểm mới
khác. Chúng ta hãy cùng xem chúng là cái gì.

Như đã giải thích trong phần 5, domain bây giờ không còn lạ lẫm gì với
các bạn. Microsoft đưa ra khái niệm domain đầu tiên trong Windowns NT
Server. Vào thời kỳ đó, mỗi domain là một vùng riêng biệt, thường sở hữu
tất cả tài khoản người dùng của toàn bộ công ty. Một quản trị viên phải
hoàn toàn điều khiển domain và dữ liệu bên trong nó.

Nhưng đôi khi domain đơn riêng rẽ không mang tính thiết thực. Chẳng hạn,
nếu một công ty có chi nhánh ở một vài thành phố khác nhau. Khi đó mỗi
chi nhánh cần sẽ cần phải có một domain riêng, gây lãng phí và rất tốn
kém. Trường hợp phổ biến khác là khi một công ty mua lại công ty khác.
Tất nhiên hai công ty thường có hai domain khác nhau. Khi sát nhập lại
thành một, chẳng nhẽ lại phải tiếp tục duy trì hai domain riêng như vậy.

Nhiều khi người dùng ở miền này cần truy cập tài nguyên trên miền khác.
Trường hợp này không phải hiếm gặp. Đưa ra giải pháp cho vấn đề này,
Microsoft đã tạo các trusts hỗ trợ cho việc truy cập dễ dàng hơn. Bạn có
thể hình dung hoạt động của trust cũng giống như công việc bảo vệ an
ninh ở sân bay vậy.

Tại Mỹ, hành khách thường phải xuất trình bằng lái xe cho nhân viên an
ninh sân bay trước khi lên các chuyến bay nội địa. Giả sử bạn dự định
bay tới một nơi nào đó trong địa phận nước Mỹ. Nhân viên an ninh tại sân
bay không biết bạn là ai và chắc chắn là không tin bạn. Nhưng họ tin
chính quyền bang Nam Carolina, nơi bạn sinh sống, xác nhận nhân thân và
cấp bằng lái xe cho bạn. Do đó bạn có thể trình bằng lái xe Nam Carolina
và nhân viên an ninh sân bay sẽ cho phép bạn lên máy bay mặc dù họ
không cần tin cá nhân bạn là ai.

Domain trust cũng hoạt động theo cách như vậy. Giả sử bạn là người quản
trị một domain có chứa tài nguyên mà người dùng ở domain khác cần truy
cập. Nếu bạn không phải là quản trị viên trong foreign domain thì bạn
không có quyền điều khiển ai là người được cấp tài khoản người dùng
trong domain đó. Nếu tin tưởng quản trị viên của domain bạn muốn có mối
liên hệ, bạn có thể thiết lập một trust (có thể hiểu là một uỷ thác) để
domain của bạn "uỷ thác" các thành viên của mình trở thành thành viên
của domain kia. Foreign domain được gọi là domain "được uỷ thác".

Trong bài trước tôi đã nhấn mạnh rằng domain controller cung cấp dịch vụ
thẩm định chứ không phải là dịch vụ cấp phép. Điều này hoàn toàn đúng
ngay cả khi các quan hệ uỷ thác được thiết lập. Thiết lập quan hệ uỷ
thác tới foreign domain không cung cấp cho người dùng trong domain đó
quyền truy cập vào bất cứ tài nguyên nào trong miền của bạn. Bạn vẫn
phải gán quyền cho người dùng như đối với người dùng trong domain riêng
của mình.

Ở phần đầu của bài này chúng ta có nói rằng trong Windowns NT, mỗi
domain là một môi trường riêng rẽ, tự chứa các nội dung bên trong và các
uỷ thác được tạo ra theo kiểu cho phép người dùng ở domain này truy cập
tài nguyên trong domain khác. Các khái niệm đó cho đến nay vẫn đúng một
phần, nhưng mô hình domain thì thay đổi một cách đáng kinh ngạc khi
Microsoft tạo ra Active Directory. Chắc bạn vẫn còn nhớ Active Domain
được giới thiệu đầu tiên trong Windowns 2000 và hiện nay vẫn còn được
dùng trong Windowns Server 2003. Chắc chắn Active Directory sẽ quay trở
lại sớm trong Longhorn Server, phiên bản hệ điều hành server mới nhất
sắp ra mắt của Microsoft.

Một trong những điểm khác nhau chính giữa domain kiểu Windowns NT và
domain Active Directory là chúng không còn duy trì tình trạng hoàn toàn
riêng rẽ nữa. Trong Windowns NT, không có cấu trúc mang tính tổ chức cho
các domain. Từng domain hoàn toàn độc lập với nhau. Còn trong môi
trường Active Directory, cấu trúc có tổ chức chính được biết đến là
forest (kiểu cấu trúc rừng). Một forest có thể chứa nhiều nhánh (tree)
domain.

Bạn có thể hình dung domain tree cũng giống như cây gia đình (hay còn
gọi là sơ đồ phả hệ). Một cây gia đình gồm có: cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ
rồi đến con cái... Mỗi thành viên trong cây gia đình có một số mối quan
hệ với thành viên ở trên và bên dưới. Domain tree cũng tương tự như vậy.
Bạn có thể nói vị trí của một domain bên trong cây bằng cách nhìn vào
tên nó.

Các miền Active Directory dùng tên theo kiểu DNS, tương tự như tên dùng
cho website. Bạn hãy nhớ lại, trong phần 3 của loạt bài này tôi đã giải
thích các server DNS xử lý đường dẫn URL cho trình duyệt Web như thế
nào. Kỹ thuật giống như vậy cũng được dùng nội bộ trong môi trường
Active Directory. DNS là tên viết tắt của Domain Name Server (Máy chủ
tên miền). Một DNS server là thành phần bắt buộc cho bất kỳ triển khai
Active Directory nào.

Để biết hoạt động đặt tên miền diễn ra như thế nào, chúng ta hãy cùng
xem quá trình thiết lập một mạng riêng ra sao. Domain chính trong mạng
tôi lấy ví dụ có tên production.com. Tôi không thực sự sở hữu tên miền
Internet production.com, nhưng điều đó không thành vấn đề vì miền này
hoàn toàn riêng tư và chỉ có thể truy cập được từ bên trong mạng riêng
của tôi.

Miền production.com được coi là domain mức đầu. Nếu đây là miền
Internet, nó sẽ không giữ vị trí này nữa mà chỉ được xem là domain con
của .com. Khi đó .com mới thực sự là domain mức đầu bảng. Mặc dù có một
số điểm khác nhau không quan trọng lắm, nhưng nguyên tắc cơ bản giống
như vậy vẫn được giữ nguyên. Tôi có thể dễ dàng tạo một domain con của
production.com bằng cách tạo tên miền khác trong production.com, ví dụ
sales.production.com chẳng hạn. Thậm chí còn có thể tạo một domain
"cháu" như widgets.sales.production.com. Bạn có thể dễ dàng nói vị trí
của một domain bên trong domain tree, chỉ cần nhìn vào số khoảng cách
trong tên của miền.

Như trước đã đề cập, một forest Active Directory có thể chứa một số
domain tree. Bạn không bị giới hạn tạo các single domain tree trong
forest này. Mạng riêng của tôi dùng hai domain tree: production.com và
test.com. Domain test.com bao gồm tất cả server trong quá trình thử
nghiệm với một số kỹ thuật khác nhau. Còn production.com domain chứa các
server thực sự dùng trong hoạt động kinh doanh. Domain này là mail
server và một số file server.

Điểm đáng chú ý là khả năng tạo nhiều cây domain, cho phép bạn phân tách
được mạng của mình, làm cho nó có ý nghĩa nhất với khả năng quản lý
trong tương lai. Ví dụ, giả sử một công ty có năm văn phòng ở năm thành
phố khác nhau. Công ty có thể dễ dàng tạo một rừng Active Directory gồm
năm cây domain, mỗi cây cho một thành phố. Lúc đó mỗi chi nhánh trên một
thành phố sẽ cần một quản trị viên. Và quản trị viên đó hoàn toàn tự do
tạo các domain con cho domain tree của họ nếu thấy cần thiết.

Ưu điểm của kiểu cấu trúc này là tất cả domain đều nằm trong một forest
chung. Điều này có nghĩa là hoạt động quản trị điều khiển từng domain
riêng hay các domain tree được phân phối cho từng quản trị viên ở mỗi
thành phố khác nhau. Còn quản trị viên forest cuối cùng sẽ duy trì hoạt
động điều khiển toàn bộ domain trong forest. Hơn nữa, các mối quan hệ uỷ
thác được đơn giản hoá rất hiệu quả. Mọi domain trong forest thiết lập
các uỷ thác tự động tới domain khác. Và nó hoàn toàn có thể thiết lập
các trust này với forest hoặc domain mở rộng.
(sưu tập)
Admin
Admin
Ban Quản Trị
Ban Quản Trị

Dog
Tổng số bài gửi : 993
Số Điễm : 2909
Join date : 18/08/2009
Age : 41
Đến từ : Quảng Ngãi

https://dailong.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết